các loại web framework phổ biến

Web Framework là gì? Tuyển tập các loại Web Framework cơ bản

Đối với các lập trình viên và người theo đuổi công nghệ số hóa, Web Framework là gì chắc hẳn trở thành chủ đề được nhiều người quan tâm. Nhờ vào framework, việc xây dựng website cũng như phát triển các ứng dụng phức tạp cũng trở nên dễ dàng hơn.

Trong nội dung dưới đây, Designtnt sẽ cùng mọi người tìm hiểu sâu hơn về khái niệm cũng như các loại Web Framework cơ bản. Hãy cùng theo dõi nhé.

Web framework là gì?

web framework là gì

Đầu tiên, chúng ta cần hiểu rõ khái niệm của Framework khi dịch từ tiếng Anh thì mang nghĩa là bộ khung. Nói một cách khác thì chúng chứa các mã lệnh được xây dựng sẵn để lập trình viên khai thác, tìm kiếm khi xây dựng một ứng dụng hay trang web nào đó.

Nếu ví sản phẩm công nghệ số hóa là căn nhà, lập trình viên là kỹ sư thì Framework chính là nguyên liệu như gạch, xi măng, cốt thép,…để xây dựng nên được thành phẩm hoàn thiện. 

Từ đây có thể rút ra được khái niệm rằng Web Framework chính là một khuôn khổ tạo dựng với thiết kế phần mềm riêng biệt. Chúng bao gồm dịch vụ Web, tài nguyên, API thực hiện chức năng chung là hỗ trợ cung cấp yếu tố quan trọng để phát triển ứng dụng web qua một quy tắc mà không cần quá nhiều kỹ năng. 

Những tính năng cốt lõi của Web framework

Web Framework sở hữu nhiều tính năng khác nhau để phục vụ nhu cầu của người lập trình. Tùy vào cách thức cài đặt của bạn mà sự hỗ trợ của chúng vận hành ở mức độ khác nhau. Nhìn chung, tính năng cốt lõi của Web Framework có thể được nắm bắt như sau:

  • Libraries: bao gồm các mã code mà chúng thực hiện cho một chức năng nào đó mà bạn lấy được từ nguồn free hoặc tính phí. 
  • Scaffolding: chính là một khung quy tắc để người dùng áp dụng cho việc truy cập, quy hoạch cơ sở dữ liệu Web Framework.
  • Caching: thực hiện tính năng giảm request và tăng tốc độ loading khi truy cập.
  • Security: đóng vai trò thực hiện việc bảo mật và mã hóa thông tin của user.
  • Compilers: tính năng vận dụng thực hiện biến đổi mã code sang ngôn ngữ văn bản.
  • API: phương thức trao đổi dữ liệu, chúng bao gồm tệp tin văn bản, hình ảnh, video, âm thanh, ngôn ngữ có thể liên kết đến các ứng dụng khác nhau. 
  • AJAX: tự động kết nối các thông tin, database mà không phải tải trang nhiều lần. 

Đánh giá ưu và nhược điểm của Website framework

Web Framework sở hữu nhiều tính năng quan trọng cho một trang web và là công cụ tuyệt vời dành cho lập trình viên. Vậy nên việc sử dụng chúng là điều cần thiết khi bạn đang thực hiện phát triển website, tạo dựng thương hiệu.

Tuy nhiên vì là công cụ nên ngoài ưu điểm chúng sẽ không tránh khỏi hạn chế, cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây. 

Ưu điểm

Web Framework thay thế người dùng xử lý các bước đăng nhập, quản lý cho phần mềm hay ứng dụng của bạn một cách nhanh chóng và hữu ích. Bạn chỉ cần áp dụng những plugin có sẵn thay vì phải dành thời gian cho việc tự lựa chọn, vận hành lại từ đầu các thao tác của trang web. 

Các lập trình viên sử dụng Website Framework như một công cụ giúp tiết kiệm thời gian và công sức khi dùng khung có sẵn của chúng. Chẳng hạn như bạn cần tạo ra chi tiết ô tô trong game, thay vì tỉ mỉ tạo ra bánh xe, hình ảnh xe, con người thì giờ đây, Web Framework đã có sẵn các lệnh mã code tương ứng. 

Framework giúp tối ưu hóa việc sử dụng công nghệ bằng việc lưu trữ và ghi nhớ các tiêu chuẩn của sản phẩm trước đó. Từ đây, người dùng dễ dàng áp dụng cho các thành phẩm sau này. 

Ngoài việc sử dụng phương tiện có sẵn, người dùng hoàn toàn có thể tạo ra mã code mới và update lên cộng đồng chung. Để quản lý thì chỉ cần cài Tools hoặc Plugin một cách đơn giản với phạm vi quy định. 

ưu điểm của web framework

Nhược điểm

Web Framework sở hữu nhiều chức năng cũng như hỗ trợ quan trọng cho phần mềm, vì vậy nên thao tác sử dụng không mấy đơn giản. Bạn cần dành thời gian để tập luyện trước khi thành thạo trong việc ứng dụng Framework vào công việc lập trình. 

Website Framework có một dung lượng rất lớn, vì vậy chúng không thích hợp nếu chỉ phát triển ứng dụng nhỏ lẻ. Từ đây, kích thước sản phẩm mà chúng đem đến người dùng cũng tốn hàng trăm MB.

Web Framework hạn chế mặt sáng tạo của người dùng khi áp dụng vào thực tiễn. Lý do lớn là chúng vận hành trên tiêu chuẩn nhất định, bạn cần tuân thủ theo một cách nghiêm ngặt. 

Tổng hợp các loại Web framework cơ bản

Hiện nay, Web Framework được phát triển với nhiều phiên bản khác nhau mà người dùng có thể áp dụng. Trong đó, dạng cơ bản là loại mà lập trình viên dù mới hay lâu năm cũng đều áp dụng. 

Ruby on Rails – Web framework mạnh, dễ sử dụng

web framework mạnh mẽ ruby on rails

Ruby on Rails được biết đến là loại Web Framework vận hành mạnh mẽ hiện nay. Chúng có đặc điểm ít mã code, dễ điều hành, dễ tiếp cận với ngôn ngữ lập trình.

Điều này dẫn đến tốc độ ra khung mẫu nhanh chóng để người dùng áp dụng, chúng có thể phát huy được tự động hóa bằng tính năng thông minh. 

Tuy sở hữu nhiều ưu điểm nhưng Ruby on Rails vẫn đáp ứng được nhu cầu tiết kiệm chi phí của người dùng. Minh chứng là việc cài đặt, bảo trì và thay thế dễ dàng, hạn chế nguồn vốn bỏ ra. Điều bạn cần làm là nắm bắt được cách thức hoạt động của Ruby on Rails để hoạt động được thuần thục. 

CakePHP

CakePHP là một loại Web Framework cơ bản và tiêu chuẩn mà bạn có thể áp dụng một cách dễ dàng. Ưu điểm lớn của chúng là vận hành trên trang web nhỏ lẻ một cách đơn giản. Vì vậy dung lượng mà CakePHP đem lại không quá lớn nên được nhiều người áp dụng trong lập trình. 

CakePHP được ứng dụng bởi các lập trình viên mới bắt đầu, không cần thay đổi máy chủ hay môi trường. Chúng tập trung chủ yếu đưa ra các web có độ bảo mật cao, hạn chế các SQL injection, XSS, CSRF,…để xác thực thao tác đầu vào. 

Spring – Web framework tương thích đa dạng hệ điều hành

spring tương thích nhiều hệ điều hành

Spring sở hữu điểm nổi trội là tương thích trên nhiều hệ điều hành, plugin khác nhau và xuất phát cùng Java. Người dùng có thể sử dụng Spring một cách đa dạng thao tác, hạn chế các tiêu chuẩn không cần thiết và tối ưu hóa được quy trình xây dựng ứng dụng.

Spring sử dụng kỹ thuật Dependency Injection nên rút ngắn khoảng cách giữa các thành phần chi tiết, từ đây bạn thực hiện lựa chọn và tìm kiếm mã code đơn giản hơn rất nhiều. 

Angular JS

Angular JS hoạt động rất mạnh mẽ và được áp dụng để xây dựng các website động. Người dùng có thể sử dụng loại Web Framework này để tạo ứng dụng website theo phong cách đa dạng, đường truyền mạnh.

Phương thức của chúng là sử dụng mã nguồn mở, miễn phí nhưng lại được tập trung phát triển từ đội ngũ lập trình hàng đầu. 

Bootstrap – Web framework linh hoạt

Bootstrap thực hiện từ CSS/JavaScript được biết đến là dạng Web Framework design. Điều mà chúng mang lại là sự thay đổi tương ứng với kích thước thiết bị từ Responsive Web Design.

Bootstrap bao gồm các thuộc tính có sẵn nên người dùng không tiêu tốn quá nhiều thời gian hay phải tạo thêm các đoạn mã khác. Sản phẩm tại đây phong phú về màu sắc, phông chữ, miễn phí đến tính phí nên dù bạn không chuyên cũng dễ dàng sử dụng. 

mã khung bootstrap linh hoạt

Như vậy là chúng tôi đã cung cấp cho người đọc những thông tin chi tiết xung quanh Web Framework là gì và một số loại Framework cơ bản của chúng. Chúng đã trở thành một công cụ quan trọng và không quá khó khăn để lập trình viên bắt tay vào tự học để thu về nhiều lợi ích cho website, ứng dụng web.

Mong rằng mọi người sẽ lựa chọn được phương án thích hợp sẽ giúp bạn nhanh chóng tạo ra các sản phẩm tuyệt vời như mong muốn. 

>>> Xem thêm: